Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Bệnh béo phì và cách phòng và chữa bệnh

Ngày nay tình trạng tăng cân béo phì tại Việt Nam chúng ta diễn ra một cách nhanh chóng. Đặc biệt là tại Việt Nam theo thống kê thì Việt Nam là nước có số người béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI trên 25) tăng nhanh nhất trong giai đoạn 5 năm tính đến hết năm 2014, ở mức 38%, theo sau là Indonesia (33%).
Bệnh béo phì và cách phòng và chữa bệnh



1. Bệnh béo phì là gì ?

Béo phì là tình trăng lượng mỡ trong cơ thể tích lũy quá nhanh và quá nhiều khiến cho trong lượng cơ thể tăng nhanh không phanh. Người mắc chứng này thường dễ mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác như sỏi thận, huyết áp....

2. Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Có nhiều nguyên nhân gây béo phì tuy nhiên sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Thức ăn chế biến sẵn: Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất phụ gia, giá thành rẻ, bảo quản được lâu và tạo cảm giác ăn ngon miệng. Điều đó cũng gián tiếp khiến người tiêu dùng ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều hơn và thường xuyên hơn.
  • Nghiện ăn : Một số người ăn không ngừng nghĩ mà không tập luyện nên việc tăng cân, béo phì là dễ hiểu
  • Do kháng insulin: Insulin là một hormone quan trọng giúp bạn kiểm soát đường huyết, phát tín hiệu cho các tế bào mỡ dự trữ chất béo và duy trì lượng mỡ. Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể thúc đẩy tình trạng kháng insulin ở những người thừa cân và người béo phì.
  • Do dùng thuốc: một số loại thuốc trị bệnh khiến bạn thừa cần và béo phì
  • Do kháng leptin: Leptin là một hormone đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường. Leptin được sản sinh bởi các tế bào mỡ, hàm lượng leptin trong máu tăng kèm theo sự gia tăng lượng mỡ.
  • Do ăn nhiều đường: Chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm thay đổi hoạt động của hormone và gây tăng cân, béo phì. Đường phụ gia trong thực phẩm có chứa một nửa là glucose, một nửa là fructose. Glucose có trong nhiều loại thực phẩm như tinh bột, hoa quả nhưng đa số fructose có nguồn gốc từ đường phụ gia.
3. Tác hại của bệnh béo phì
  • Ngoại hình trở nên nặng nề
  • Ảnh hưởng tới khả năng tình dục
  • Dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm
  • Ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh gút
4. Biến chứng của bệnh béo phì
  • Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh béo phì là gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa.
  • Sự tích tụ quá nhiều mỡ ở lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng sẽ gây nên hiện tượng khó thở cho bệnh nhân. Trong trường hợp béo phì nặng, tình trạng khó thở có thể gây nên hội chứng Picwick với những đợt ngưng thở vào ban đêm có thể đưa đến tử vong. 
  • Béo phì còn dẫn đến những rối loạn về chỉnh hình, như đau và thoái hóa khớp gối, đau lưng và thoái hóa cột sống… 
  • Một số phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh.
  • Một số khác rất dễ bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, ung thư và rất nhiều bệnh khác làm giảm đi chất lượng của cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ của con người.
5. Chữa bệnh béo phì
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống.
  • Hoạt động thể lực và tập thể dục
  • Giảm cân bằng các loại thực phẩm chức năng
  • Nên tìm chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng.
6. Cách phòng bệnh béo phì
  • Béo phì ở trẻ em hoặc ở thiếu niên phải được chữa trị kịp thời, 30 – 50% trường hợp béo phì ở trẻ em và 80% ở thiếu niên kéo dài tới tuổi trường thành.
  • Càng phát hiện sóm thì việc chữa trị càng nhanh và đạt hiệu quả hơn. Đối với người trưởng thành, việc phòng ngừa béo phì đặc biệt nhắm vào người có nguy cơ thừa cân cao, người ở thể trạng tăng cân, tăng cân quá nhanh và cuối cùng là các chủ thể có khuynh hướng tăng cân.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và tạo thói quen có vận động hợp lý. Người đang bị béo phì và thừa cân thì cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có chế độ vận động riêng. Có thể tự học cách đi bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần, đi bộ ít nhất khoảng 3km để máu được tuần hoàn và lượng mỡ thừa được đốt cháy hiệu quả.
  • Không nên nhịn ăn đặc biệt là nhịn ăn sáng vì khi nhịn ăn cơ thể sẽ tự kích thích nhu cầu cân được bù đắp năng lượng bị thiếu. Tốt hơn hết nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cắt bớt lượng thực phẩm đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn nhỏ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét